Subscribe to our News updates:


chuyện tình cafe

Đôi khi một ly cafe cũng là nên một câu chuyện tình đẹp. Cafe đắng nhưng hương vị cuối cùng nó mang lại chính là vị ngọt. Chuyện tình cafe chính là một minh chứng dưới đây. Một tình yêu đẹp sẽ luôn có cả vị đắng và vị ngọt.


Vào quán uống nước, em luôn gọi café đen. Anh luôn gọi café sữa.Người ta mang nước ra, luôn luôn nhầm lẫn. Anh café đen. Em café sữa.
Em nhanh tay đổi 2 món. Người bồi bàn đứng ngẩn ra, mặt đầy vẻ thắc mắc. Anh cười trừ. Đợi người ta đi, anh trách: “Sao không để người ta đi rồi em hãy đổi? Làm mất mặt anh quá!!!” Em cười phá lên: “Đằng nào cũng vậy. Đâu có gì mắc cỡ!”.

Em con gái mà lại thích café đen.

Anh con trai nhưng rất thích café sữa.

Em bảo café đen nguyên chất, tuy đắng nhưng uống rồi sẽ mang lại dư vị, mà nếu pha thêm sữa thì sẽ chẳng còn cảm giác café nữa.

Anh bảo café cho thêm tí sữa sẽ đậm mùi café hơn, lại còn cảm giác ngọt ngào của sữa…

Anh và em luôn thế. Khác nhau hoàn toàn.

Anh và em không yêu nhau. Đơn giản chỉ là bạn bè. Mà không, trên bạn bè 1 chút. Gần giống như tình anh em.

Nhưng em không chịu làm em gái anh. Em bảo, em gái có vẻ phụ thuộc vào anh trai, có vẻ yếu đuối, có vẻ… hàng trăm cái “có vẻ” và em không đồng tình.

Anh cũng không muốn anh là anh trai của em. Anh trai suốt ngày phải lo cho em gái, bị nhõng nhẽo, vòi vĩnh đủ thứ. Anh không thể kiên nhẫn.

Lâu lâu em hẹn anh ra ngoài đi uống café. Em café đen, anh café sữa.

Thỉnh thoảng buồn buồn anh lôi em đi vòng vòng, rốt cuộc cũng đến quán nước. Anh café sữa. Em café đen.

Anh có bạn gái. Bạn gái anh xinh xắn, rất dịu dàng, nữ tính. Đi với anh giống như 1 con thỏ non yếu ớt. Anh tự hào bảo, cô ấy không “ba gai”, bướng bỉnh như em.

Em có bạn trai. Bạn trai em đẹp trai, galant, luôn chiều chuộng em. Đi với em, anh ấy không bao giờ khiến em tức chết. Em kiêu hãnh khoe, anh ấy thực sự là chỗ dựa vững chắc.

2 cặp thỉnh thoảng gặp nhau. Em vẫn café đen. Anh luôn café sữa.

Bạn trai em nói, anh đổi ly cho em. Em không chịu, café đen là sở thích của em.

Bạn gái anh thắc mắc, anh không uống café đen như những người con trai khác. Anh nhún vai, café sữa hợp khẩu vị với anh.

Trong lúc nói chuyện, thường thường anh và em vẫn cãi nhau. Bạn trai em luôn là người hòa giải. Bạn gái anh dịu dàng nói anh phải biết nhường nhịn con gái.

Cuối cùng anh là anh. Em vẫn là em.

Anh chia tay bạn gái. Cũng có thời gian chông chênh. Nhưng anh không hối tiếc. Anh và cô căn bản không hợp nhau. Dù cô ra sức chiều chuộng anh, nhưng anh vẫn thấy thiếu thiếu cá tính gì đó. Mà cá tính thiếu ấy mới thật sự hấp dẫn anh.

Em chia tay bạn trai. Có một lúc cảm thấy trống vắng. Nhưng em không hối hận. Em và bạn trai không tìm được tiếng nói chung. Dù anh ấy không khiến em bực mình, ít khi gây sự với em. Nhưng em vẫn thấy thiếu thiếu. Mà “thiếu thiếu” ấy làm em chán nản.

Anh và em không hẹn mà gặp nhau ở quán café cũ.

Em gọi café đen.

Anh gọi café sữa.

Người bồi đã quen với 2 người. Anh ta không để nhầm chỗ nữa.

Anh yên lặng. Em cũng không nói. Đợi người bồi đi, anh kéo ly café đen về phía mình, đẩy ly café sữa về phía em.

Hôm đó 2 người uống thử “khẩu vị” của người kia.

Đêm ấy, anh nhắn tin cho em “Café đen hay thật! Anh bắt đầu thấy thích nó!”

Em nhắn tin lại cho anh “Café thêm sữa cũng rất tuyệt vời. Em sẽ uống café sữa…”

Sau đó em và anh luôn đi cùng nhau, bất luận ở đâu, em cũng luôn gọi café sữa cho em và không quên gọi café đen cho anh…

Café đen hay café sữa đều là café, phải không?

Tình yêu đắng hay tình yêu ngọt đều là tình yêu… chẳng phải sao???


chuyện tình đẹp, câu chuyện tình yêu hay nhất

đã bao giờ các bạn thấy câu chuyện tình đep như trong truyện lọ lem. câu truyện tình sắp được kể đây chỉ khác một điều là được chính bà mẹ chồng vum đắp.

" Một câu chuyện tình đẹp như trong tranh " Đã một tuần ăn chực nằm chờ trong bệnh viện, nhưng tôi vẫn không thể nào thích nghi được với không khí ở đây.

Từ khoa điều trị của mẹ muốn xuống căng tin phải đi qua lối vào nhà xác. Mỗi lần hai mẹ con dìu nhau đi, tôi cứ phải cố dấn bước cho nhanh và mắt nhìn thẳng tắp. Để bảo vệ chút mạnh mẽ còn lại mà không đổ gục. Nhà tôi, mẹ góa con côi, nếu tôi cũng quỵ, sẽ chẳng còn ai làm chỗ dựa cho mẹ. Hết một tuần, tất cả kết quả xét nghiệm đều đi đến chung một kết luận: Khối u của mẹ lành tính nhưng bắt buộc phải phẫu thuật. Nỗi vui mừng chưa kịp nhen nhóm thì số tiền dự tính phải chi trả đã tàn bạo bóp nghẹt trái tim tôi lần nữa. Tôi có bán răng, bán tóc, bán máu, bán cả nhà cũng không thể đủ một nửa con số trăm triệu đồng. Huy động tất cả người thân, bạn bè quen biết được vỏn vẹn hai chục triệu. Cây vàng mẹ định để dành làm của hồi môn cho tôi phải bán đúng lúc giá chạm đáy cũng chỉ gom thêm được bốn chục triệu nữa. Con số sáu mươi triệu đồng còn lại cứ như cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu tôi. Không có nó, mẹ không thể phẫu thuật được. Thời gian càng kéo dài, xác suất an toàn sẽ càng giảm. Chưa bao giờ tôi lâm vào tình trạng quẫn trí như lúc này. Sao các đại gia không vào hành lang bệnh viện mà tìm tình một đêm? Năm trăm đô, hai trăm đô cũng được. Tôi cao 1m68, ba vòng đủ chuẩn, mặt xinh, da trắng. Tôi sẽ bán tôi ngay để đủ tiền phẫu thuật cho mẹ. Mỗi buổi sáng, bác sĩ điều trị cho mẹ đi qua thăm khám đều hỏi han về tình hình chuẩn bị của chúng tôi. Tôi chưa bao giờ khóc trước mặt bác sĩ, nhưng sắc mặt tôi trông còn thảm hơn cả khóc, nên bao giờ anh cũng ái ngại quay đi. Phòng bệnh của mẹ có mười hai người, chen chúc trong sáu cái giường cá nhân. Buổi sáng hôm thứ sáu, bác sĩ điều trị của mẹ đi vào, mang theo mười hai cái phong bì, bảo là của các nhà hảo tâm gửi tặng. Mười một cái đều chỉ có một triệu đồng, riêng cái của mẹ tôi là năm triệu đồng, kèm theo tín hiệu “bí mật”. Có nhiều tiếng khóc cùng lúc sụt sùi. Bác sĩ thấy ngại sao đó mà đi ra ngay, còn bảo tôi cuối giờ lên khoa gặp. Ai đã từng vào chăm bệnh nhân trong viện mới cảm nhận được hết cái thấp thỏm trong câu hẹn gặp với bác sĩ. Thường là vì tình trạng bệnh tiến triển không tốt bác sĩ điều trị mới phải gặp riêng người nhà. Cũng có khi vì phí điều trị tự nhiên lại đội lên quá cao. Với người giàu mà nói, đây không phải là khó khăn gì ghê gớm. Nhưng với dân nghèo như chúng tôi, mức độ sát thương của nó như các cư dân mạng hay nói, đúng là “vô đối”. Cho nên, suốt cả ngày hôm ấy tôi hết đi ra lại đi vào, giơ tay xem đồng hồ liên tục, đến mức chính mẹ cũng bị lây cảm giác căng thẳng. Khi kim giờ chỉ đúng số năm, tôi lao như tên bắn qua hành lang bệnh viện. Ngồi trong phòng của anh rồi, hơi thở vẫn chưa điều hòa nổi, lòng bàn tay tôi túa mồ hôi lạnh toát. Không có tiên liệu xấu nào cả. Anh chỉ cho tôi thêm một con đường sống. Tôi phải cấp tốc mua bảo hiểm cho mẹ, trước thời gian phẫu thuật. Anh thậm chí còn giới thiệu người có thể giúp tôi đẩy nhanh và hợp thức hóa các thủ tục. Tôi trào nước mắt cám ơn. Anh lại lúng túng: Cũng không giúp được gì nhiều đâu, vì ca mổ của mẹ em là tự nguyện, nên bảo hiểm chỉ trả giúp một phần viện phí. Giảm được khoảng 20% tổng chi phí là cùng! Tôi lẩm nhẩm trong óc, 20% của 120 triệu nghĩa là hơn hai chục triệu. Nghĩa là nỗi lo của tôi giảm xuống chỉ còn hơn ba chục triệu nữa thôi. Một triệu đồng lúc này cũng quý, nói gì đến hơn hai chục triệu. Cô gái "bán thân" cứu mẹ, Bạn trẻ - Cuộc sống, Chuyen tinh yeu, tinh yeu, ban than, tinh mot dem, dai gia, con dau, chuyen tinh lang man Em làm Ôsin cho nhà tôi được đúng sáu tháng thì mẹ tôi một hai đòi nâng cấp em làm con dâu.(Ảnh minh họa) Nhưng một tuần sau đó tôi vẫn không biết làm cách nào để xoay ra hơn ba chục triệu đồng. Túng quá hóa liều. Tôi một lần nữa gõ cửa phòng bác sĩ điều trị chính. Trong tay là một hợp đồng đã soạn sẵn, ký sẵn. Tôi mạo muội đề nghị anh bảo lãnh cho ca mổ của mẹ tôi. Tôi biết điều này là bất khả thi. Trong bệnh viện lúc nào cũng có người nghèo. Mạng ai cũng quý. Ai cũng muốn nhờ bác sĩ bảo lãnh. Mà bác sĩ thì không là thánh. Nhưng tôi có một niềm tin mơ hồ: Hình như anh để ý đến tôi. Có để ý mới đưa phong bị dày hơn những người khác. Có để ý mới nói giúp việc làm bảo hiểm, không bác sĩ nào rỗi hơi lại đi mách bệnh nhân cách lách luật rắc rối và có phần trái quy tắc như vậy? Trong hợp đồng thảo sẵn, tôi đề nghị làm giúp việc không công cho gia đình bác sĩ trong 3 năm, bảy ngày trên tuần, ba giờ mỗi ngày. Không ngờ, anh nhìn tờ giấy rồi cười, đẩy lại phía tôi không nói gì. Cuống quá, tôi nói thẳng tưng mà không hề đỏ mặt: Hay là anh mua em đi, toàn quyền sử dụng trong một năm. Em cam tâm tình nguyện! Lần này, anh đơ ra một lúc, mặt đỏ bừng. Tôi gần như tuyệt vọng, thiếu chút nữa thì nằm lăn ra phòng anh ăn vạ. Một lúc sau anh bảo tôi chuẩn bị, thứ ba sẽ mổ cho mẹ. Tôi gần như bay ra khỏi phòng anh, bất chấp nỗi ê chề bán thân vô tiền khoáng hậu kia. Trước mắt tôi chỉ còn viễn cảnh mẹ sẽ được phẫu thật, sẽ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại. Tôi làm gì còn người thân nào khác trên đời này! Ca phẫu thuật của mẹ rất thành công. Lúc này tâm trí tôi mới trở lại trạng thái bình thường. Nghĩ đến cái hợp đồng vẫn bỏ lại trong phòng anh, không khỏi ngượng ngùng. Nhưng mãi vẫn không thấy khổ chủ đòi nợ. Gần ngày mẹ ra viện, tôi lần nữa vác mặt mo đi đề nghị người ta “nghiệm thu” mình. *** Tôi ngoài ba mươi tuổi. Bác sĩ của một bệnh viện lớn. Độc thân nhưng hình như không có duyên lắm với phụ nữ. Lần đầu nhìn thấy em đã rung rinh. Em rất đẹp, lại hiếu thuận. Chăm chút mẹ từng li từng tí. Làm việc trong bệnh viện lâu rồi, tôi đã chứng kiến không ít cảnh các ông bố bà mẹ cô đơn vò võ điều trị nội trú, toàn bộ việc chăm sóc phó mặc cả cho điều dưỡng viên, con cái một tuần tới điểm danh một lần đã là nhiều. Thế nên, hình ảnh của em ngày ngày chăm chút mẹ tận tâm tận lực lại khiến tôi để tâm. Mẹ em phải phẫu thuật, lần lữa mãi mà không thu xếp đủ tiền, tôi cũng có chút động lòng. Mẹ tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Bố tôi mất đã năm năm, sở thích còn lại duy nhất của bà là chăm tôi và làm từ thiện. Lương hưu của bà không đáng là bao, ngày ngày bà may áo, đan len, rồi cứ gom lại từng tí một, thành một chục là hớn hở mang cho trẻ con nghèo. Trước đây, mẹ cũng hay mang vào viện tôi nhưng từ khi tôi bảo: Bệnh nhân thường họ không thiếu mấy thứ mẹ cho, cái họ thiếu nhất là tiền, thế là mẹ chuyển mục tiêu sang mấy xã ngoại thành và các xã vùng núi theo chường trình của Hội Chữ thập đỏ. Gần đây, mẹ vận động được cả các cô chú và bạn bè ở nước ngoài gửi tiền về làm từ thiện, thỉnh thoảng được một cục, mẹ lại tất tả đem cho. Tháng trước, mẹ đi đường bị xe tông gãy chân, thế là phải nằm một chỗ, không đi lại được. Cục tiền của mẹ, tôi phải làm nhiệm vụ mang vào viện phân phát. Thực lòng, tôi không quen làm việc này nhưng trước sức ép của mẹ, đành chia ra các phần bằng nhau, đem chia cho phòng điều trị của mình, năm phút là xong. Riêng phong bì của mẹ em, tôi cố tình nhét thêm bốn triệu đồng. Cũng như muốn bỏ bể mà thôi! Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được em lại đề nghị “bán mình” cho tôi với cái giá như vậy. Nhất thời không biết phản ứng thế nào nên cứ ngồi ngậm hột thị. Nhìn gương mặt tuyệt vọng của em, tôi biết mình chẳng còn lựa chọn nào khác. Thế là rút tiền túi ra giúp bệnh nhân. Cũng chẳng phải vì lòng tốt như mẹ tôi, mà là vào cái thế không thể rút chân ra được nữa. Ngày mẹ em ra viện, em lần nữa nhắc lại chuyện phải “thanh toán” hợp đồng. Tôi lại lần nữa bị ép phải nói rằng: “Cứ coi như nợ anh, khi nào có tiền thì trả!”. Không ngờ em “chốt hạ” ngay: Thế này vậy, nếu anh đã chê em thì làm theo phương án thứ nhất đi! Em biết mẹ anh đang ốm, cũng cần người giúp đỡ. Từ tuần sau, sau giờ làm em sẽ đến nhà anh giúp việc nhà. Em biết địa chỉ rồi, anh đừng ngại! Em làm Ôsin cho nhà tôi được đúng sáu tháng thì mẹ tôi một hai đòi nâng cấp em làm con dâu.


câu chuyện tình yêu cảm động, buồn

Chắc hẳn các bạn đã từng đọc nhiều câu chuyện tình yêu cảm động. Và đã bao giờ các bạn đã phải suy nghĩ về câu truyện các bạn vừa đọc chưa. Câu chuyện tình yêu cảm động của đôi vợ chồng già mong có một đứa con dưới đây sẽ mang lại nhiều trải nghiệm đối với bạn đọc.



Bà Mận nói, bà không còn thấy buồn nữa. Những đau khổ của cuộc đời, bà và chồng đã trải qua đủ, giờ họ còn có nhau đã là một niềm hạnh phúc. Nhưng những giọt nước mắt chỉ mới kịp ứa lên nơi khóe mắt của bà rồi vội vàng biến mất khi nói về những đứa con trong mơ ước đủ để thấy vợ chồng bà mong có một đứa con của riêng mình biết bao…
Ngôi nhà ấm
Tổ ấm của vợ chông ông Lợi – bà Mận nằm ở một ngõ nhỏ trên đường Tô Hiến Thành. Ngôi nhà chật hẹp chỉ vừa đủ để kê một kệ ti vi và chiếc tủ ở góc, diện tích còn lại là nơi ông bà cùng ngồi xem phim, cùng trò chuyện với nhau mỗi tối sau khi bữa cơm kết thúc.
Những người biết câu chuyện của hai người có lẽ sẽ ít nhiều buông tiếng thở dài thương cho đôi vợ chồng ở tuổi ngoài 50 vẫn chưa một lần được làm cha, làm mẹ, buồn cho niềm hạnh phúc chẳng trọn vẹn. Nhưng nếu được đến và nghe vợ chồng ông Lợi, bà Mận trò chuyện, hẳn ai cũng sẽ ngạc nhiên vì những ấm áp họ mang lại cho nhau, bình dị mà đầy xúc động.
Ông Trần Văn Lợi sinh năm 1953, là con trai cả trong một gia đình có 8 anh em. Nhà nghèo, bố ông mất sớm, mẹ dựa vào hàng nước nhỏ để nuôi các con. Sau gần 5 năm đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, khi trở về, ông cũng chỉ có một con búp bê nhỏ làm quà cho cô em út mà không có chút đồ gì đáng giá trong tay.
Vay mượn mua được một chiếc xe đạp, ông Lợi đạp xích lô để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Kiếm được bao nhiêu, ông đưa mẹ bấy nhiêu, tuyệt nhiên không giữ lại cho mình chút vốn riêng nào. Thế nên khi lấy vợ, ông mới giật mình thấy mình chẳng có lấy một đồng nào để lo cho đám cưới.
Ông tâm sự: “Mận và tôi đến với nhau là nhờ có người mai mối. Chúng tôi yêu nhau được 3 năm thì lấy. Ngày ấy nghèo, tình yêu cũng nghèo nhưng tôi thấy đẹp lắm. Một tuần chúng tôi chỉ đi chơi với nhau có một lần. Đi đâu tôi cũng phải đi vào tận nhà, xin phép mẹ Mận rồi mới dám đưa cô ấy đi. Hẹn giờ nào là về giờ đấy. Lúc lấy nhau, tôi không có tiền, phải đi vay lãi để làm đám cưới. Mận thì đem bán phiếu thực phẩm để lấy tiền phụ giúp tôi”.
Sau đám cưới, vợ chồng ông Lợi về ở cùng mẹ và các em trong căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2. Ông Lợi vẫn đạp xích lô để kiếm sống. Vợ ông làm việc trong công ty cao su rồi nghỉ việc vì sức khỏe yếu, hằng ngày ra phụ giúp hàng nước cho mẹ chồng. Lấy nhau năm 1976, nhưng phải đến 4 năm sau, ông bà mới dành được chút tiền để dựng riêng cho mình một căn nhà nhỏ 11m2, cơi nới từ nhà mẹ ông mà ra. Tạm an cư, lúc bấy giờ, vợ chồng ông mới tính đến việc sinh con.
Ông Lợi kể: “Ngày ấy đang có phong trào kế hoạch hóa gia đình nên vợ chồng tôi cũng theo phong trào, bảo nhau đợi có chút kinh tế mới sinh con để có điều kiện chăm cháu, nhưng đến lúc muốn sinh con thì chúng tôi đợi mãi lại chẳng có”. Không có tiền, ông bà chỉ đưa nhau đi khám ở Bệnh viện C, mọi thứ đều bình thường. Ông bà lại đợi, nhưng càng đợi lại càng không thấy gì hết.

chuyện tình buồn, cau chuyen tinh yeu cam dong

Tình yêu là thứ giúp ông bà, qua hơn 30 năm, tới bây giờ, vẫn sống hạnh phúc với nhau (Ảnh minh họa)
Nghe người ta mách ở Hà Nam có ông lang mát tay bốc thuốc cho các cặp vợ chồng vô sinh, ông Lợi cố gắng thu xếp cùng vợ đi chữa và chờ đợi kết quả. Nhưng những hy vọng đều không được kết thành sự thực. Hai ông bà phải chấp nhận với việc mình không thể có con, không thể làm bố, làm mẹ.
Ông Lợi nói: “Khi mới biết tin, tôi sốc và buồn lắm. Nhưng tôi là đàn ông, là chồng nên phải cố gắng mạnh mẽ để vợ mình còn dựa vào. Tôi tự an ủi, coi như đó là một cái may vì tôi là lính Trường Sơn, hẳn sẽ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, sinh được con đứa què quặt, đứa tật nguyền thì khổ tôi, khổ con”.
Không sinh được con, ông bà tính đến chuyện xin con nuôi. “Tôi nuôi con của các em, chăm chút cho các cháu, coi cháu như con. Có những ngày, nhà tôi ríu rít tiếng cười nói. Vợ tôi tất bật cơm nước vì các cháu ở nhà tôi cả. Nhưng chúng lớn, chúng lại về với bố mẹ mình. Chẳng có đứa nào ở lại với tôi, gọi tôi một tiếng là bố, cho vợ tôi nghe một tiếng là mẹ”, ông Lợi kể.
Mẹ ông không bắt con trai phải lấy vợ khác, phải sinh bằng được cho bà một đứa cháu thì ông Lợi mới tròn đạo làm con. Có lẽ, bà cũng hiểu được nỗi đau mà con dâu mình phải gánh chịu, khi là đàn bà mà không thể sinh cho mình một đứa con. Bà không muốn mọi người hỏi con dâu mình về chuyện con cái. Bà nói: “Đừng hỏi, đừng viết gì hết. Nó tủi thân. Chuyện đã buồn, nhắc đi nhắc lại chỉ thêm đau lòng hơn mà thôi”.
Tình già
Động viên nhau quên đi nỗi buồn không có con, vợ chồng ông Lợi thôi không buồn và chạnh lòng mỗi khi nghe thấy tiếng trẻ nhỏ nữa. Hằng ngày, ông Lợi chạy xe ôm để lấy tiền lo cho cuộc sống của hai vợ chồng. Vì sức khỏe yếu, bà Mận chỉ quẩn quanh giúp mẹ chồng đun nước, trông quán, dọn quán cho mẹ.
Những tưởng cuộc sống cứ bình lặng trôi đi, ông bà hạnh phúc trong cuộc sống của riêng mình thì bà Mận, vợ ông, lại mắc một căn bệnh nan y. Bà Mận nói: “Đời tôi khổ, chưa bao giờ được một ngày sung sướng. Hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác thành một tràng dài không dứt. Nếu không có chồng tôi, thì có lẽ tôi đã thôi sống lâu rồi. Chồng tôi tình cảm lắm. Buổi tối, chúng tôi ngồi xem phim với nhau, rồi kể chuyện cho nhau nghe. Ông ấy muốn tôi vui, tôi phải vui chứ. Buồn mãi sao được”.
Hằng tháng, ông đưa vợ đi khám, dặn bà phải ăn uống kiêng khem để bệnh tình không nặng hơn. Ông nhắc bà giờ uống thuốc, nhắc bà lịch đi khám, dạy bà những bài tập thể dục mà ông lượm lặt được trên sách báo để giúp bà trị bệnh. Những buổi trưa không có khách đi xe, ông đều tranh thủ về nhà để ăn cơm cùng cho bà đỡ buồn.
Ông Lợi hay cười, cái cười rất hiền và đầy tình cảm. Ông hay nói đùa để vợ cười. Giọng ông luôn thể hiện sự vui vẻ, đầy lạc quan. Nhắc về chuyện xưa, ông Lợi không buồn nữa, ông vẫn nói coi như đó là điều may vì nếu có con, phải lo lắng cho bọn trẻ, chắc gì ông bà đã có thời gian dành cho nhau, rồi những bất đồng trong việc nuôi dạy con không biết chừng sẽ khiến vợ chồng ông xa nhau.
Thời gian luôn là phương thuốc hữu hiệu giúp mài mòn đi nỗi đau của con người. Thời gian đã giúp vợ chồng ông quên đi bất hạnh của mình và tình yêu là thứ giúp ông bà, qua hơn 30 năm, tới bây giờ, vẫn sống hạnh phúc với nhau.
Hằng ngày chạy xe, tôi được trung bình 100.000 đồng. Cả tháng được khoảng 3 triệu. Tiền sinh hoạt, tiền ăn uống, tiền chữa bệnh cho vợ tôi đều gói gọn trong đó. Tôi không ngại khổ, tôi chỉ sợ sau này mình yếu, sẽ không lo được cho bà ấy nữa. Tôi mong bà ấy luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi sợ nhất là ngày nào đó, không còn được nghe thấy tiếng của bà ấy nữa” – ông Lợi tâm sự.
Tình yêu của ông Lợi, bà Mận không phải là một tình yêu lạ thường. Nhưng tình yêu ấy lại có thể khiến người khác xúc động bởi sự giản dị, đầy chân thành. Những điều đẹp đẽ lặng lẽ chảy đi trong cuộc sống ồn ào này khi vô tình được nhìn thấy, ta thấy lòng mềm mại, khẽ nở một nụ cười yêu đời và càng tin rằng, tình yêu, dù như thế nào, vẫn luôn là một điều kỳ diệu.


Truyện cười hay nhất, cười bể bụng

Tổng hợp một số câu truyện cười hay nhất giúp các bạn thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

Có phải con tôi không?

Một ông lão bệnh nặng sắp lên thiên đàng mà trong lòng còn nghi vấn bèn hỏi bà vợ:
- Tôi sắp chết rồi nhưng muốn biết một sự thật là thằng Út có phải là con của tôi không?
Bà vợ trả lời:
- Ông sắp lên thiên đàng rồi thì tui cũng không giấu làm gì, trong 4 đứa con, chỉ có thằng Út là con ông.
Ông lão: !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


Mật mã


Một nhân viên CIA ở một nước Châu Mỹ la tinh nhận nhiệm vụ tìm người trợ lý bí mật đang nằm vùng tại thủ đô thành phố
Đến nơi, tại ngôi nhà cần tìm, anh ta thấy một ông già ngồi trước cửa.

Lý sự sinh viên nghèo


Một chàng sinh viên nghèo đói bụng quá không biết làm thế nào, túng làm liều chui vào một quán nước:
- Cho tôi một cái bánh giò.
- Có ngay! Chủ quán bê ra 1 cái bánh giò.
- Bánh bao thì giá cả thế nào?
- Như bánh giò.
- Thế thì đổi cho 1 cái bánh bao.
Chàng ăn xong cái bánh bao đứng dậy đi về.

Chịu được mùi hôi


Có ba người thi xem ai chịu được mùi hôi của heo lâu nhất:
-Người thứ nhất: vào chuồng heo được hai ngày thi chạy ra bảo:" hôi quá chịu không nổi"
-Người thứ hai: vào được ba ngày thì chạy ra không nói được gì
-Người thứ ba: vào được một tuần thi chú heo chạy ra và bất tỉnh nhân sự


Chú mèo dễ thương, cute, đáng yêu nhất

Dưới đây là bộ sưu tập những chú mèo dễ thương. Hi vọng sẽ mang đến cho các bạn yêu mèo niềm vui nho nhỏ. mình sẽ sưu tập thêm về hình ảnh những chú mèo dễ thương trong các phần tiếp theo.những chú Mèo dễ thương, kute đáng yêu - những bức hình mèo dễ thương nhất , ngộ nghĩnh đáng yêu , với những hành động tinh nghịch như 1 đứa trẻ của những chú mèo sẽ khiến các bạn không thể không bật cười vì sự đáng yêu của chúng.

chú mèo đáng yêu, chu meo de thuong
Thêm chú thích
chú mèo đáng yêu, chu meo de thuong
chú mèo đáng yêu, chu meo de thuong
chú mèo đáng yêu, chu meo de thuong



Copyright © 2008 Bloggerized by : du lịch ngày mới